1. Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái.
Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.
2. Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.
Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh đang nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và những lần cô hộ lý đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.
3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.
4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.
5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?
"Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình."
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi. May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây-con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.
6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh:
"Bố cho con ăn, con cười, bố cười.
Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc."
Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!
Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.
2. Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.
Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh đang nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và những lần cô hộ lý đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.
3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.
4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.
5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?
"Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình."
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi. May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây-con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.
6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh:
"Bố cho con ăn, con cười, bố cười.
Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc."
Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!
No comments:
Post a Comment