Dec 1, 2008

Tử vi st (1)

- Tứ chính: Tý Ngọ Mão Dậu
- Tứ mộ: Thìn Tuất Sửu Mùi
- Tứ sinh: Dần Thân Tỵ Hợi

1. "Nhất trọc phá cửu thanh" = Một tướng xấu phá đi chín tướng tốt. (Phá tướng)

2. Sao Thiên Không và ảnh hưởng của sao Thiên Không trong một lá số tử vi.
* Khi nói đến Thiên Không, người ta thường xem đến Kiếp Sát (diendan.lyso.vn). Thiên Không thường đi kèm bộ Tam minh Đào Hồng Hỉ (Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỉ) và bộ Dương Tử Phúc (Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức).
- Phải hiểu được “vai trò THIÊN KHÔNG” trong tam hợp “Thiếu dương”? Tại sao THIÊN KHÔNG lại đứng trước THÁI TUẾ, biểu hiện ý nghĩa gì? Tác động như thế nào đối với người Thiếu dương?
- TỨ ĐỨC xuất hiện, có ý nghĩa và thực chất ra sao?
- TAM MINH Đào - Hồng - Hỷ có ý nghĩa gì đối với người Thiếu dương?
- KIẾP SÁT làm nhiệm vụ gì? và tác động của nó?
- Trước hết, ta khảo sát tính chất và ý nghĩa sao THIÊN KHÔNG? (chi tiết ngocphucduong.com)
  • "Thực chất THIÊN KHÔNG là SAO CHI , căn cứ vào quy luật an sao thì Thiên Không luôn luôn đứng cùng với Thiếu dương, và an trước Thái Tuế 1 cung."
3. Bốn loại tam hợp của vòng Thái Tuế - bốn hạng người (Thái Tuế; Tuế Phá; Thiếu Dương; Thiếu Âm):
* Tam hợp Thái Tuế (Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ). Biểu hiện: may mắn, hanh thông, thành đạt, vững vàng. Có thể tóm tắt: Người “Thái tuế” (tam hợp) là người có trách nhiệm, uy tín, làm hết mình, tự chủ, với thái độ thận trọng, chính đáng, vững vàng, quyết đoán. Biết hoà đồng, tạo uy tín, thu phục lòng người, chi phối được hoàn cảnh. Nên thành đạt, hanh thông và may mắn. (ngocphucduong.com)
* Tam hợp Tuế Phá (Tang Môn, Tuế Phá, Điếu Khách) (Tang Tuế Điếu).
* Tam hợp Thiếu Dương (Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức) (Dương Tử Phúc). Đây là tam hợp phức tạp nhất trong vòng Thái Tuế.
* Tam hợp Thiếu Âm (Thiếu Âm, Long Đức, Trực Phù). Đây là tam hợp thua thiệt nhất. Người Thiếu âm: không nên dục vọng ham muốn quá!(?). Tam hợp Thiếu âm, vốn dĩ luôn luôn bị ép mình, chịu đựng sự "thiệt thòi" do cách sống "nhân đức", nhẹ dạ, cả tin, dĩ hoà vi quý, kể cả mình làm cho người khác hưởng cũng được!(?). Và dù có thiệt thòi (Trực phù) nhưng vẫn phải sống nhân đức mới mong “thành quả “được. Do đó cổ nhân đã sắp xếp trước mắt Thiếu dương là Long đức, trước mắt Thiếu âm là Phúc đức và đi kèm với Tử phù là Nguyệt đức để đối chiếu với Trực phù!(?)

4. Người Thiếu Dương: Nói tóm lại, những bạn nào có bộ Thiếu Dương - Thiên Không thì hãy mừng về điều đó nhưng không được tự mãn đắc ý vì trong đời sẽ gặp những cơ may ưu đãi từ Thượng đế ban cho cao hơn phúc đức và tài năng thực sự của bạn đáng được hưởng theo luật công bằng. Cho nên muốn giữ được thành đạt và hạnh phúc cao hơn khung số đã định đó bạn phải nỗ lực hơn người bình thường về tu dưỡng đạo đức, tích lũy phúc đức và rèn luyện phát triển tài năng, còn không thì cho dù có cơ hội lên cao những tài phúc không xứng sẽ mất cân bằng bên trong và sẽ phải down xuống đó.
Đã trúng cách này thì có may mắn hơn đời nhưng bù lại phải trả giá là luôn luôn phải nỗ lực hơn người về mọi mặt, không thì luật công bằng sẽ đòi lại sự ưu đãi. (diendan.lyso.vn)
* Người thuộc phe Đào hoa (Thiếu dương) luôn có Thiên không đồng cung hoặc thế tam hợp, nghĩa là ông trời cho sự may mắn nhưng cuối cùng ông ấy cũng lấy lại (Thiên Không), bởi thế người đào hoa bị con Thiên Không quậy phá nên sự nghiệp khó mà bền vững được. Bởi thế ông trời mới bố trí thêm tam đức (thiên đức, nguyệt đức, phúc đức) để ám chỉ rằng, khi thành công phải lấy đức làm trọng, khi lạc lối thì quay đầu là bờ. (dichlydongphuong.vn)

Khi ta trình độ chưa cao, sự chín chắn trong suy nghĩ chưa có thì có thể những lời nói vô tình của chúng ta có thể làm tan nát cả 1 số phận con người, đây là nghiệp chướng mà chúng ta đã tạo nên và có ngày nào đó chúng ta sẽ nhận hậu quả. (VoPhong-nhantrachoc)

5. Luận về sao Thiên Không (tuvilyso.org):
* Tuổi tứ mã Dần Thân Tỵ Hợi: Thiên Không cùng cung Đào Hoa ở Tí Ngọ Mão Dậu.
Diễn giải: Sức mạnh của dục vọng (Đào Hoa) khiến bản năng (Thiên Không) thắng thánh tính (Thiếu Dương, tứ Đức). Cung có Thiên Không hết sức xung động, xấu nhiều tốt hiếm.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mã dễ gặp nhiều xung động hơn các tuổi khác.

* Tuổi tứ đào hoa Tý Ngọ Mão Dậu: Thiên Không độc thủ ở Thìn Tuất Sửu Mùi. Tuổi dương hợp Đào Hỉ (dương); tuổi âm hợp Đào Hồng (âm).
Diễn giải: Đây là cảnh tranh sáng tranh tối giữa bản năng (Thiên Không Đào Hồng Hỉ Sát) và thánh tính (Thiếu Dương tứ Đức). Rất tiếc con người thường thiên về bản năng thay vì thánh tính; nên vị trí này của Thiên Không thường ứng với sự không chân thật. Nhẹ thì thiếu chủ trương; cực đoan thì thủ đoạn, đạo đức giả.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ đào hoa nhiều duyên và lắm nợ hơn các tuổi khác.

* Tuổi tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi: Thiên Không ở Dần Thân Tỵ Hợi, cùng cung Kiếp Sát Cô Thần; tuổi dương thêm Hỉ chính cung Hồng chiếu; tuổi âm ngược lại. Một đặc điểm nữa là Đào Hoa (tam hợp Thiên Không) cùng cung với Nguyệt Đức, ứng với dục vọng đã được hóa giải.
Diễn giải: Đây là hoàn cảnh duy nhất mà các sao dính líu đến duyên nghiệp (Đào Hồng Hỉ Sát) chế hóa lẫn nhau; tạo cơ hội cho Tứ Đức tiếp tay với Thiếu Dương, lấn áp Thiên Không. Thế nên vị trí Thiên Không (lẽ ra trong trường hợp này phải gọi là Thiếu Dương) ứng với sự bao dung, hòa nhã. Đây ví như khung cảnh của một nhà chùa, rất thích hợp cho sự tu tâm dưỡng tính. Còn người tu có thành tựu hay không thì còn lệ thuộc nhiều yếu tố khác (Chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu v.v...)
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mộ dễ có cơ hội tu tâm dưỡng tánh hơn các tuổi khác.

1 comment:

Facebook Badge