Dec 8, 2008

Cung Phối

(lyso.vn) Dưới đây là ý nghĩa sao Đào Hoa ở 4 vị trí, do vị đó nêu ra để tiện việc so sánh (tôi xin nói thêm là đây chỉ nói riêng về sao Đào Hoa nên sự ứng nghiệm chỉ tương đối, vì còn phải chế hóa với các sao khác hoặc yếu tố khác):

* Đào Hoa cư Dậu:
Có thể nói Đào Hoa nếu cư cung Đoài (Dậu) thì xấu nhất, vì Đào Hoa thuộc Mộc, cư cung Kim tức là cung khắc sao. Hơn nữa giờ Dậu là lúc bắt đầu tối, ai còn thấy vẻ đẹp của Hoa (vì Đào Hoa tượng trưng cho hoa, tình ái, đàn bà con gái ... ) và cũng vào giờ này là giờ tạm gọi là lúc gái đi ăn sương bắt đầu hoạt động. Điểm xấu nữa là cung Kim không có gì gọi là nước để nuôi dưỡng hoa, nên hoa phải mau héo. Do những điểm này, nếu ai, bất luận nam hay nữ có cách này thường phải chịu những mối tình đau thương, dù yêu nhau tha thiết vì hay bị tan vỡ, hoặc có những mối tình bất chính, loạn luân... Nếu chẳng may gặp người mạng Hỏa (tức là Đào Hoa sinh mạng) thực là xấu xa hơn nữa, khổ hơn nữa vì cuộc đời luôn luôn xảy ra như vậy. Để tóm tắt điểm xấu xa của cách này, vị đó một câu thật chí lý là người mà " đất chẳng dung " ( vị đó ví cung là đất đứng của sao) thì làm sao mà sài nổi .

* Đào Hoa cư Tý:
Ở vào cung Tý (thủy) thì Hoa được nuôi dưỡng nên tươi mát, lâu héo. Ngoài ra, giờ Tý là lúc nửa đêm, chẳng phải là giờ hợp lý cho các cuộc ăn chơi mà chỉ là giờ đang ngủ. Vì thế ai có trường hợp này thường có nhiều mối tình đẹp, lâu dài, nhưng hơi khó (nghĩa là cũng có thể thực hiện được, sau khi bị trắc trở một hai lần) đi tới hôn nhân, vì đêm khuya sao làm lễ thành hôn được, chỉ " lả lướt " với nhau là thuận lợi. Như vậy, tuy hay mà còn gì đau khổ cho bằng yêu nhau tha thiết mà không lấy được nhau, càng nhiều mối tình càng tan nát con tim thêm. Tuy nhiên ai có cách này thường chung tình. Đó cũng là một điểm tốt về khía cạnh thực tế.

* Đào Hoa cư Mão:
Nếu ở cung Mão (cũng là cung Chấn tượng trưng cho Sấm) thuộc Mộc, tức là sao và cung tương hòa, và giờ Mão là giờ sáng sớm hoa có sương ban mai đọng nên cũng tươi mát nhưng khi mặt trời mọc là khô dần và héo đi. Ngoài ra hoa nở lúc có sấm thì cứ bị rung hoài, dễ bi tan tác. Do đó ai có trường hợp này thường được những mối tình tuy đẹp nhưng ngắn ngủi (không dài bằng nơi cư Tý được) và lại hay bị người ngoài cuộc đố kị ganh ghét, phá đám. Như vậy kể ra cũng không hay lắm.

* Đào Hoa cư Ngọ:
Cung Ngọ thuộc Hỏa, nhất là vào giữa trưa, mà Mộc (Đào Hoa) lại sinh cung nên Hỏa càng vượng càng làm hoa màu héo. Vì vậy bất luận Nam hay Nữ ở vào trường hợp này thường hay được người khác phái mê say, chạy theo mình, chiều chuộng mình, nhưng mình lại không thích kéo dài cuộc tình lâu dài mà chỉ ưa vui chơi trong khoảnh khắc (ban trưa còn gì là thơ mộng nữa, vì quá oi bức !..)

Như vậy trên thực tế những người có thái độ đó dễ bị liệt vào loại sở khanh, bạc tình, nhưng đối với đương sự thì lại thơi thới hãnh diện vì có nhiều người yêu, không đau khổ về tình, vì có quan trọng hóa tình ái đâu. Vậy cái "hay" của Đào-Hoa cư Ngọ có tính cách chủ quan, ích kỷ. Tuy nhiên, tôi nghiệm thấy những người có cách này tuy có thể nói là bạc tình khi độc thân, nhưng sau khi kết hôn vẫn là người lo toan cho gia đình, miễn là đừng có sao Tham Lang đồng cung (nếu có Riêu lại càng hay, đừng sợ cách " Đào Riêu ", theo phú vì chính cụ Hoàng Hạc có khen Riêu ở cung Ngọ như sen mọc trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn).

Đến đây, tôi xin chấm dứt mục " Đào Hoa " và để các bạn phán đoán theo ý riêng của mình, vì về tình ái mỗi người có một quan niệm riêng (nhưng ĐÀO HOA cư Dậu nhất định là xấu rồi, các bạn dù có ngông cũng không nên ham cách này). Và tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa là các điều giải đoán trên chỉ đúng tương đối, vì còn nhiều yếu tố khác chế hóa. Ngoài ra, vì những điều này chỉ là ý kiến riêng của cá nhân chứ không do sách xưa (hoặc có thể vị này đã đọc được ở sách nào chăng) nên tôi mong ước được quý bạn bốn phương nghiên cứu về Tử-vi cho biết những nhận xét của mình, nếu có để cho mục này thêm linh động, hoành tráng thêm.
(Trích từ Báo KHHB của PHONG-NGUYÊN )

LUẬN CUNG PHU THÊ:

Trời (Cha mẹ) sinh ra ta là ban cho ta Mệnh, còn ta phải tự xây dựng cuộc đời mình là ta lập Thân. Theo phân định của Tử Vi thì thời gian từ 1-30 tuổi là thuộc Mệnh và từ 31-60 tuổi là thuộc Thân. Mệnh và Thân đều lập bởi Tứ Trụ (giờ,ngày,thàng,năm).

Theo quan niệm cổ, với người nam, Thân cư các cung : Phúc Đức, Quan Lộc, Tài Bạch bảo là Thân cư cường cung. Trường hợp thân cư Thiên Di và Thê Thiếp bảo là Thân cư nhược cung,Thân cư Thiên Di là phiêu bồng cách, Thân cư Thê Thiếp là phiếm đào cách.

Cũng theo quan niệm cổ,với người nữ,Thân cư các cung: Phúc Đức và Phu Quân là Thân cư cường cung, Thân cư Quan Lộc, Tài Bạch, Thiên Di là Thân cư nhược cung, còn gọi là Ích Khổn cách.

Trường hợp Thân, Mệnh đồng cung thì thời gian không phân chia như nói trên mà suốt từ 1-60 hung cát thế nào vận vào đời thế ấy. Trường hợp Thân Mệnh đồng cung và các trường hợp Thân cư Phúc, Quan, Tài, Di, sẽ có dịp bàn luận trong các bài viết khác. Bài viết này chỉ bàn luận về Thân cư Phu Thê.

* Thân cư Thê Thiếp: Là người bịn rịn vợ, mục đích (hay lý tưởng sống) của mình là vợ, cái hắt hơi của vợ khiến bồn chồn lo lắng hơn cả cơn đau quặn thắt ngực của mẹ, cái lứ mắt của vợ uy lực hơn cả lời nghiêm khắc của cha của thầy. Người Thân cư Thê sinh dưỡng một tình si mê vợ (chình xác là đàn bà, gọi là thê là thiếp hay tỳ nữ cũng vậy), vì thế không chỉ là người lụy thê, mà còn là người tàn độc, quyết đoán với Thê, một khi đã chán chê, tình rạn vỡ thì muốn đạp đổ tức khắc xóa sạch tất cả và tâm trí thôi thúc hướng tới một tình yêu khác, như là một giải pháp thay thế không thể chậm trễ. (Hjx, nguy hiểm vãi lọ!)

Quan niệm cổ phương Đông bảo Thân cư Thê là hèn cung. Cha mẹ phiền lòng con trai lụy vợ mà quên việc hiếu nghĩa gia đình. Xã hội, đồng môn, đồng nghiệp, vua quan không dành nhiều tín nhiệm, vì e người Thân cư Thê mải lo việc vợ, chí trai còn được bao nhiêu lo việc cộng đồng, xã tắc.

Nhưng giờ đây, thời khắc của thế kỷ 21, quan niệm trên không hẳn bị xem là cổ hủ, lỗi thời nhưng cũng không còn là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức Nho Khổng. Nhất vợ nhì trời thì có gì là xấu ?

Người Thân cư Thê có nhất thiết đa thê? Không. Như đã nói, người Thân cư Thê xem chuyện vợ là quan trọng (bậc nhất) của đời mình, nên chăm chút chuyện vợ đến quên thân. Vì thế có thể chăm chút một vợ suốt cả đời, với điều kiện người vợ đáp ứng được những tiêu chuẩn mà người Thân cư Thê tự đăt ra và phấn đấu hướng tới. Trường hợp, các tiêu chuẩn ấy không thỏa mãn, người Thân cư Thê cần ngay một hình bóng khác trước là đắp vào chỗ thiếu hụt của người thê, sau nữa là thay thế vị trí người thê bị ruồng bỏ.Vì vậy, chính xác hơn là người Thân cư Thê không đa thê, nhưng đa tình, lụy tình, nôm na là không thể sống thiếu đàn bà. Hệ thống các sao tọa thủ và hội chiếu cung Thê Thiếp sẽ là những căn cứ luận đoán nhất thê hay đa thê, đa tình.

* Thân cư Phu Quân: Là người mệnh nữ gửi thân vào phúc nhà chồng, cũng là quan niệm cổ, trọng nam khinh nữ, coi thân người nữ như hạt mưa, sa vào sông thì thành sông, sa vào cống rãnh thì thành cống rãnh, cái gọi là may nhờ rủi chịu ấy, trông mong vào cội phúc đức người chồng. Người mệnh có Thân cư Phu Quân là người coi mục đích lý tưởng sống của mình là sự vun đắp cho sự nghiệp của người chồng và đảm đang thiên chức của người vợ, người mẹ. Vì thế, người nữ Thân cư Phu bảo là người có cách cục Vượng Phu Ích Tử. Người nam luôn ao ước tìm hiểu và xây dựng gia đình với người Thân cư Phu.

Thân cư Phu bảo rằng mệnh nữ cường cung là vậy. Nhưng thực tế có là vậy? Căn bản là vậy, vì Thân là nửa thời gian đời (31-60) dành mọi đường sinh, dưỡng phu cung, bảo sao người phu của cung số ấy không vừa lòng, toại ý. Đó là thế hành sinh nhập, cát tường bậc 1. Tuy nhiên đã nói tương sinh, thì ắt có sinh dư mà thành phản sinh, mà úng nếu là thủy, mà lấp nếu là thổ, mà kiệt nếu là hỏa, mà tối nếu là kim, mà triết nếu là mộc.

Tuy nhiên với các lá số có Thân cư Thê hoặc Thân cư Phu thì cung Phối Ngẫu này phải được coi là cung quan trọng ngang với cung Mệnh để việc xét đoán không sai lạc và nhầm lần. Tử Vi không thật sự xem trọng cung Phu Thê trong lá số, nhưng trong thiên bàn Bát Quái Hậu Thiên thì cung Hôn Nhân đứng vị trí thứ 2, sau cung Mệnh (Sự Nghiệp), đủ biết Bát Quái xác lập vai trò Hôn Nhân quan trọng thế nào với đời người. Qua thực nghiệm nhận thấy cung Hôn Nhân đúng là đứng vị trí thứ hai trong thành bại của đời người.

Dec 7, 2008

Cung

CUNG PHỐI. (thaihoa @lyso.vn)
- không biết các cụ bảo sao, nhưng theo thực tế tự thống kê, thì cái mớ tứ hành xung, tuổi khắc, tuổi hạp, thiên can khắc nhau có thể đem vào bồ rác hết! Theo lục thập hoa giáp, thì ngũ hành tuổi còn phân biệt âm dương, nặng nhẹ, ảnh hưởng qua lại lẫn lộn nhau, hoả không hoàn toàn khắc kim, và ngược lại, mộc không hoàn toàn phù hoả .v.v. thế nên chỉ dựa vào can hoặc chi để phân hợp khắc, thiết nghĩ chỉ là một cái cớ cho các ông mù kiếm tiền! (Nếu thế thì dựa vào cái gì nhỉ?)

- Khi xem cung phu thê, phải cân nhắc cả tam hợp mệnh, tam hợp thân, tam hợp phúc, để xem có sự cứu giải, hay ảnh hưởng xấu nào từ chúng không; ảnh hưởng tuần triệt đến cung - chính tinh cung , nếu có triệt thì nên hiểu ngược lại, tuần thì giảm bớt đi.

- Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng; những người có truyền tinh thì thường dễ có duyên với nhau, và đã dính là sẽ khó thể tách rời; nhưng sớm, muộn không bằng đúng lúc, thế nên dù có truyền tinh, nhưng không đến được với nhau, thì có thể hiểu là có duyên mà không có nợ. Còn 2 người không có truyền tinh, vẫn có thể sống tốt, sống hạnh phúc, gắn bó với nhau, truyền tinh không phải điều kiện cần để có một hôn nhân bền chắc!


CUNG ÁCH. (tonhuytran @lyso.vn) Để hiểu cung ách là gì thì phải hiểu sao nào ở cung nào quyết định cung ách. Nó có tác động qua lại tương hỗ nhau như thế nào?
- Sao ở cung ách được quyết định bởi sao ở cung tử. VD cung tử là cự môn thì cung ách bao giờ cũng là thái âm.
- Sao ở cung ách sẽ quyết định sao ở cung nô. VD cung ách là thái âm thì cung nô sẽ là thiên lương.
Vì sao vậy?
Vì những năm tháng tuổi già thì phụ thuộc rất nhiều vào con cái. Con cái tử tế có hiếu thì mình sướng. Ở VD này cung tử là Cự môn đa phần sẽ là con gái hoặc con trai thì tính cũng mềm mỏng như con gái nên cuối đời thường được chăm sóc nhẹ nhàng êm đềm của Thái âm.
Cung ách là cung tật xấu, mà tật xấu thì khó có bạn tốt. Ách thái âm thì tính cách xấu ít và thường không thể hiện ra ngoài nhiều nên có cung bạn bè nô bộc Thiên lương. (Sao của mình Ách Thái âm mà Nô lại là Thái dương là sao???)

Dec 6, 2008

Tử vi st (3)

Phần I. Âm Dương; Ngũ Hành; Dịch Lý
1. Nhóm Tử Vi an theo chiều nghịch. Nhóm Thiên Phủ an theo chiều thuận. (Âm Dương)
2. Vòng Tràng Sinh (Dương Nam - Âm Nữ; Âm Nam - Dương Nữ)
3. Kình Dương - Đà La là 2 sát tinh an ở trước và sau Lộc Tồn.
4. Thiên Khôi - Thiên Việt
5. Tứ Hóa an theo hàng Can của tuổi.
6. Lưu Hà là sát tinh luôn luôn phối hợp với Kiếp Sát đóng thế gọng kìm như hai lưỡi kéo của tử thần.
7. Hỏa Tinh - Linh Tinh
8. Thiên La - Địa Võng: Chỉ khi nào có Đà la ở cung Thìn hay cung Tuất mới được coi là có La - Võng.

Phần II. Chính cung, 2 cung tam hợp, cung xung chiếu và cung nhị hợp. Vậy tại sao lại là tam hợp, xung chiếu, và nhị hợp, ảnh hưởng mỗi cung thế nào?
* Tam hợp: Thân Tý Thìn (THỦY); Dần Ngọ Tuất (HỎA); Tỵ Dậu Sửu (KIM); Hợi Mão Mùi (MỘC).
* Nhị Hợp là cái thế chỉ có sinh không có khắc, một là sinh nhập, hai là sinh xuất, vẫn là cái thế tương sinh có nghĩa là vẫn có tính bù qua đắp lại cho nhau.
* Còn cung xung chiếu tức là Thiên Di là đối tượng khắc, một là khắc xuất hai là khắc nhập, tức là phải tranh đấu. Nếu thắng (khắc xuất) mọi sự được dễ dàng vẻ vang, bằng như bị bại (khắc nhập) mọi sự thua thiệt và khó khăn, chứ đừng tưởng có Khoa Quyền Lộc mà mình được đương nhiên hưởng thụ. Mệnh bị khắc nhập luôn luôn bị người ta khống chế coi thường. Mệnh này muốn thắng phải có điều kiện khác. Vậy Thiên Di là kẻ đối phương chứ không phải là của mình .
* Căn bản chánh yếu của Mệnh là tam hợp (Mệnh Quan Tài), nhị hợp (sinh) là thế phụ thêm bớt tình thế của Mệnh, còn tuyệt đối Thiên Di (khắc) là đối thủ rồi .

Phần III.
1. Hồng Loan, Đào Hoa, Thiên Không:
* Sau 3 vòng Thái Tuế, Lộc Tồn, Tràng Sinh đến bộ ba Hồng Loan, Đào Hoa và Thiên Không không kém phần quan trọng ở trong số.
2. Lưu Hà - Kiếp Sát: Trong Tử vi có bộ lục sát Không Kiếp, Kình Đà, Linh Hỏa là một đoàn quân xông pha nhiều lúc phải tùy thuộc cấp chỉ huy mới nên kết quả đáng kể. Bộ Lưu Hà Kiếp Sát cũng là bộ sát tinh thường xuyên đứng với Thiên Không. Lưu Hà là thủy, còn Kiếp Sát là hỏa.
3. Thiên Mã (hành hỏa): (xem Thiên Mã cho người Tuế Phá trong tam hợp Thái Tuế)
4. Lục sát tinh: Không Kiếp, Kình Đà, Linh Hỏa.
5. Phá Toái (hành hỏa đới kim): Phá Toái là một bàng tinh có ý nghĩa như cái tên của sao đã mang là phá tán tan nát và vị trí đóng cũng rất hạn chế là ba chổ Tỵ Dậu Sửu, ít chổ nhất trong các sao của Tử Vi. Phá Toái là hao tán tinh, tức là không bao giờ phò trợ, chỉ làm ngang trái tư cách chính diệu hiền hậu (Tử Phủ, Cơ Lương). Trái lại tăng thêm sức mạnh cho bộ tinh đẩu hùng dũng là Sát Phá Tham, nhất là Phá Quân là cha ruột.
6. Cô Thần - Quả Tú
7. Thiên Khốc - Thiên Hư: Khốc Hư là 2 bại tinh chỉ có ở bốn chỗ Tý Ngọ Mão Dậu là có tư cách đưa thân thế người có số được hãnh diện với đời. Đem Khốc Hư ra phân tách tại sao chỉ có 4 chỗ Tý Ngọ Mão Dậu được gọi là đắc địa và tại sao gọi là bại tinh?
8. TUẦN - TRIỆT
9. Thiên Hình - Hóa Kỵ là 2 hung tinh.
10. Lưu Niên Văn tinh là đẩu tinh có ý nghĩa ngày tháng trôi qua để lại những gì là là đắt giá.
11. Văn Xương - Văn Khúc; Ân Quang - Thiên Quý: Ân Quang là một phần thưởng vinh dự sáng ngời, Thiên Quí là một bảo vật giá trị mà thôi. Tóm lại Văn Xương là bao gồm cả một nền văn học, Văn khúc là một khoa mỹ thuật.
12. Trong Tử vi có 6 sao bị liệt danh là bại tinh phá hỏng mọi sinh hoạt: Song Hao, Tang Bạch, Khốc Hư.

Dec 5, 2008

Vòng Tràng Sinh

Vòng Tràng Sinh bắt đầu từ:
Tràng Sinh : Khôn lớn
Mộc Dục : Dậy thì
Quan Đới : Sự nghiệp
Lâm Quan : Hãnh diện
Đế Vượng : Oanh liệt
Suy : Biếng nhược
Bệnh : Tàn tạ
Tử : Mãn kiếp
Mộ : Chôn vùi
Tuyệt : Đứt đoạn
Thai : Tái sanh
Dưỡng : Bồi đắp

Lộc Tồn là hạnh phúc của cá nhân do thiên can là cha sinh tạo truyền.

Thái Tuế là bẩm sinh hình hài tư cách do địa chi là mẹ dưỡng nuôi bồi đắp dạy dỗ mất nhiều thời gian từ khi thai nghén đến lúc ra đời nên cái quan hệ của Thái Tuế ở vị trí đóng Mệnh như đã trình bày ở mục Thái Tuế là rất quan hệ mật thiết của đương số.

Vòng Tràng Sinh là một các vòng kín nối liền bắt đầu từ Tràng Sinh đến Tuyệt tưởng là hết rồi. Cái tài tình của Thai Dưỡng là lại đứng liền ngay bắc qua nối tiếp với Tràng Sinh để tiếp tục thế đi luân chuyển bất tận, tỏ rõ luân hồi tiền kiếp của một nhân sinh, phải chi bắt đầu từ Thai Dưỡng rồi tuần tự đến Tuyệt thì có lẽ người đời chết là hết.

* Dương: Sinh Vượng Mộ, Dục Suy Tuyệt (2 thế chính): đàng hoàng cư xử được người mến trọng, lẽ thịnh suy chỉ là luân chuyển.
* Âm: Đới Bệnh Thai, Quan Tử Dưỡng (2 thế phụ): ăn sổi ở thời thì không.
(vietlyso.com) Vòng Tràng Sinh được sắp xếp vào tam hợp như sau:
1. Sinh Vượng Mộ: người giữ gìn được nhân nghĩa, đàng hoàng, được mến trọng, đến lúc qua đời (Mộ) vẫn được mồ yên mả đẹp, mến trọng.
2. Dục Suy Tuyệt: ham tục lụy (Dục), ăn sổi ở thì, đua chen đến lúc tàn tạ (Suy) không ai nhắc đến (Tuyệt) (vội ham tàn tích). (Đam mê rồi cũng không còn gì.)
3. Đới Bệnh Thai: đời chỉ là giấc mộng vàng, từ lúc áo mão căn đai (Quan Đới) đến ốm đau bệnh hoạn (Bệnh) chỉ là thịnh (Quan Đới) suy (Bệnh) luân kiếp (Thai, là tái sinh).
4. Quan Tử Dưỡng: đời đã được hãnh diện (Lâm Quan) đến chết (Tử) cũng phải tu dưỡng (Dưỡng) tâm tính như tờ giấy rách nát cũng gấp giữ cho nề nếp (giấy rách giữ lấy lề)

Khi được sắp xếp vào Tam hợp thì vẫn giữ được ý nghĩa của 12 giai đoạn vận chuyển liên tục, thay đổi là: tùy Mệnh Thân đóng ở vị trí nào vẫn cho người đời một bài học triết lý răn dạy để xử thế. Tràng Sinh là bước đường dài từ lúc thụ thai trong bụng mẹ đến ngày thành nấm mồ trong mộ địa tuyệt tích, lấy trung bình là 60 năm hoa giáp, dù làm vương tướng gì thì cũng gặp cảnh thịnh suy luôn phiên diễn bày. Tòan bộ vòng là một triết lý khuyên đời xử thế: đường hòang cư xử được người qúi mến, lẽ thịnh suy chỉ là luân chuyển, ăn sổi ở thì thì không ai tưởng nhớ, giấy rách phải giữ lấy lề. Người có số đang hiện ở trong cảnh nào tự mà dấn thân tìm đường mà sống. Mỗi chữ trong vòng tràng sinh là một giai đọan đường đời (là 10 năm nếu xét theo đại hạn). Mệnh ở Sinh hay Vượng đi đến Bệnh hay Tử thì đương số phải hiểu lẽ thịnh đã qua, nay gắng chịu cảnh bỉ cực. Bản chất là đường hòang thấy đạo mồ yên mã đẹp (Sinh Vượng) là quí, cũng không thể tránh được thời tan tạ (Bệnh Tử).

Dec 4, 2008

Vòng Lộc Tồn

Trong Tử Vi có 2 thứ Lộc: Lộc Tồn Hóa Lộc. Hóa Lộc là lộc do công khó nhọc làm ra. Lộc Tồn là thiên lộc được ấn định theo hàng thiên can của tuổi, là lộc định mệnh đã đặt sẵn ở thiên bàn ban phát cho từng hạng người đã được sắp xếp theo tuổi nhất định ở vị trí nhất định, nếu kẻ bàng quan lạm dụng sẽ có hậu quả để bù trừ.
Vòng Lộc Tồn gồm 12 sao là Lộc Tồn – Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ. Vòng Lộc Tồn được an định theo Thiên Can.
Vòng Lộc Tồn được chia thành 4 nhóm tam hợp:
1. (Lộc Tồn, Bác Sĩ) - Tướng Quân - Bệnh Phù: ở thế chủ chốt, quang minh nhân hậu (Bác Sĩ), hiên ngang (Tướng Quân) dầu có bị suy tàn (Bệnh Phù).
2. Lực Sĩ, Kình Dương - Tấu Thư - Đại Hao: tư thế của kẻ ăn no vác nặng (Kình Lực), có cố gắng học hỏi (Tấu Thư), rồi cũng chẳng đi đến đâu (Đại Hao).
3. Thanh Long - Phi Liêm - Phục Binh:  tư thế của kẻ có gặp bước mây (Thanh Long), làm việc như vũ bão cướp thời gian (Phi Liêm), cũng chỉ là nhất thời (Phục Binh).
4. Tiểu Hao - Hỷ Thần - Quan Phủ, Đà La:  tư thế của kẻ lầm lì (Đà La) làm ra vẻ hào phóng (Hỷ Thần) cũng chỉ trong đom đóm (Tiểu Hao) ngoài bó đuốc (Quan Phủ) cho thị phi đàm tiếu.

Dec 3, 2008

Vòng Thái Tuế

* Đọc 'Tử vi nghiệm lý' của Cụ Thiên Lương (http://www.mediafire.com/?vnm0eykmimt)
* Ứng dụng kiến thức Dịch lý vào tử vi theo nguyên lý 5 khí thuận bố (kim-mộc-thủy-hỏa-thổ), tứ thời vận hành (xuân-hạ-thu-đông).
* Lộc Tồn được an định theo thiên can, Thái Tuế theo địa chi.
___________________________
ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN XUNG QUANH VÒNG THÁI TUẾ:
(dichlydongphuong.vn)
Khoa Quyền Lộc Kị là tứ hóa, bản thân mỗi sao hóa 4 lần, 2 lần tốt và 2 lần kém.
Nhìn vào cách an sao thì sẽ thấy mức độ nặng nhẹ của nó.
Vòng Thái Tuế an theo năm nhưng ảnh hưởng của địa chi.
Vòng Lộc Tồn cũng an theo năm nhưng ảnh hưởng của Thiên can.
Trong khi Tứ Hóa an theo chính tinh, mà chính tinh an theo ngày, thì mức độ nặng nhẹ của nó không quan trọng (đó là theo quan điểm của cụ Thiên Lương), chỉ có HÓa KHoa và Hóa Lộc là 2 sao có giá trị tương đối hơn Hóa quyền và Hóa kị. Cụ cho rằng, bản chất đích thực là Tứ Linh (long phượng cái hổ) của vòng thái tuế, còn khoa quyền lộc là cái áo lộng lẫy bên ngoài mà thôi. Nếu người có tứ linh mà đắc luôn khoa quyền lộc thì còn gì bằng, vừa có tiếng vừa có miếng. Còn nếu người Tuế phá mà khoác lên KHoa Quyền Lộc chỉ là bùa mê thuốc lú, vì lòng tham mà dám làm tất cả.

Có trường phái ở Đài Loan gì đó, họ rất đề cao Tứ HÓa, hình như Tứ HÓa bay gì nữa đấy... nhưng không biết dựa trên cơ sở nào nên không dám bàn luận, có lẽ cũng góp phần làm phong phú thêm khoa Tử Vi.

Như vậy, việc nghiên cứu vòng Thái Tuế tác dụng lớn nhất của nó là xem vận hạn chứ không phải là xem tư cách đạo đức, cái này cụ Thiên Lương phân tích rất rõ trong cuốn Tử VI Nghiệm lý nhưng cụ không cho biết tại sao?

TỨ ĐỨC với người Thiếu Dương, Thiếu Âm: Giữa Thiếu Dương và Thiếu âm đã thấy rõ ràng cán cân bù trừ chính xác. Thiếu dương được Hồng Đào vì vướng Thiên không nên được tam tứ đức đứng ra khuyên nhủ. Thiếu âm bị bạc đãi nên chỉ một Long đức đứng lên khuyên nhủ.
Trước cảnh hùng bí bao la của bầu trời (Thiên đức), cái dịu mát trong sáng của trăng soi (Nguyệt Đức), cái độ lượng nhân hậu của bậc nguyên huấn (Long đức) và sự ham muốn tu tạo bác ái của một giòng giống (Phúc đức) hẳn những ai trong kiếp nhân sinh chẳng may ở vào vị trí Thiên không không thể không suy nghĩ kỹ càng với bộ óc thông minh ( Thiếu dương Hồng Loan) được định mệnh đã ban phát, dầu là hợp tình hợp cảnh giữa ngã rẽ độ đường Tứ Đức với Thiên không. (dichlydongphuong.vn)

Bộ ba Đào hoa - Hồng Loan - Thiên Hỷ với người Thiếu Dương, Thiếu Âm: Thiếu Dương và Thiếu Âm (Thiếu Dương Tử Phù, Phúc Đức và Thiếu âm, Long Đức, Trực Phù) là 2 thế nghịch lý âm dương với tuổi. Nhưng trên bước đường đi Thiếu Dương thường được ưu đãi trong tình trạng được sinh nhập hay khắc xuất, nên dễ khinh thường mà lạm dụng. Vì thế , cả 3 bộ Đào Hoa Thiên không Kiếp Sát đứng chận chỉ đường Tứ Đức cho đương nhân thức tỉnh tiến bước.
Còn lại Thiếu Âm trong tư thế Long Đức Trực Phù bị thua thiệt mọi lẽ, nên Hồng Loang và Thiên Hỉ chia nhau làm nghĩa vụ chia sẻ phần nào phù vân an ủi.
___________________________
Cụ thể:
1. Người Thái Tuế

2. Người Tuế Phá

3. Người Thiếu Dương: (Thiếu Dương - Tử Phù - Phúc Đức)
* Người Thiếu dương là người thường gặp nhiều may mắn trong đời và sự thành công không bền do có Thiên không quậy phá. (dichlydongphuong.vn)
* Dương Tử Phúc: là người thông minh nhạy cảm hơn đời, nhưng đừng tự hào ham mê tục lụy bởi vì đời chỉ là số không trống rỗng, nên trọng đức vì chữ đức bằng ba chữ tài. Người nầy đứng ở vị trí ngã ba đường, nếu biết đi thì gặp Tứ Ðức, nếu làm quấy thì gặp Thiên Không. Khoa Quyền Lộc đối với hạng nầy thì như bùa mê thuốc lú, làm cho người say đắm bả vinh hoa, lầm lạc vì mùi phú quí, nếu vung tay quá trớn thì một khi hối cải thì mọi việc đã rồi. Thiên Không có một vị trí nhất định nằm sau Thái Tuế, giữ trách nhiệm canh phòng không cho ai hưởng đặc y trên mức tối đa Thái Tuế, nếu không lấy Ðức (Thiên Không luôn luôn có Tứ đức tam hợp xung chiếu) làm khuôn vàng thước ngọc thì chỉ là một số KHÔNG to lớn. Thiên Không luôn luôn có Ðào Hồng. Thiên Không tại Thìn Tuất Sửu Mùi (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì có chân tướng cay nghiệt, vì tuổi Tứ Chính là người khẳng khái nhiều khi quá cứng rắn nên kết quả thường đem lại có phần ác liệt. (vietlyso.com)

4. Người Thiếu Âm: (Thiếu Âm - Long Đức - Trực Phù)
* Âm Long Trực: là người đáng mến do có thiện chí làm việc nhưng luôn luôn bị đời bạc đãi, dù có Khoa Quyền Lộc thì chỉ càng thêm đau đớn. Ðây là hạng người đáng mến. Tuy bị đời bạc đãi nhưng tỉnh ngộ ra vẫn thấy tốt đẹp vì có Hồng Loan tô điểm hay được đền bù bằng Lộc Tồn nhỏ giọt.
* Long Ðức: an ủi vì thua thiệt mà tự kiềm chế, biết bon chen cũng không đi đến đâu. Nếu biết thì nên chọn con đường chánh là Long Ðức mà đi. Ðược Thiên Hỷ (tuổi Dương) và Hồng Loan (tuổi Âm) an ủi, dầu trong hoàn cảnh nào cũng nên giữ lấy sự vui vẻ, hoà nhã và kiên nhẫn rồi ra sẽ có ngày được bù đắp và dự phần sáng tỏ với người.

__________________________________
HÌNH 1: Ba vị trí Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ luôn luôn được hưởng bộ sao Long Phượng Hổ Cái (thỉnh thoảng mới có ba) là bộ sao đưa người ta đến vinh dự hưng vượng may mắn bằng thế này hay thế khác tức là làm cho người ta thỏa mãn hài lòng.

HÌNH 2: Ba vị trí Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức luôn luôn có tam, tứ đức có nghĩa là định mệnh đã cho số được ở thế sinh nhập, tinh khôn hơn người thì số phải trọng nhân hậu đạo đức, nếu không chỉ Thiên Không (đứng sát với Thiếu Dương) thi hành sứ mạng nghĩa là cũng không đến đâu.

HÌNH 3: ba vị trí Tuế Phá, Tang Môn, Điếu Khách luôn luôn có Thiên Mã là nghị lực, mẫn cán có nghĩa là đương số ở trong tình trạng bất mãn chống đối phải cho họ có nghị lực, mẫn cán mới được việc, còn tùy theo Thiên Mã đó có phải của họ hay không lại là việc thành bại quyết định.

HÌNH 4: Ba vị trí Trực Phù, Thiếu Âm, Long Đức là ba vị trí bị sinh xuất thua thiệt, lầm lẫn, hữu công vô lao thường được an ủi bằng Lộc Tồn của tuổi Bính Đinh Mậu Kỷ Nhâm Quý tưởng không ngon lành gì. Nó chỉ là miếng mồi thơm nhưng ở trong đã có chất độc (Hà - Sát). Không ham, nên chọn con đường chánh đã vạch sẵn Long Đức là hơn hết (tự an ủi mà tu)

Dec 2, 2008

Tử vi st (2)

1. [...] Nói đến tư cách đạo đức của một con người không chỉ vì mấy cái sao mà kết luận được. Tử vi cho ta thấy cái giới hạn của bản thân, cho ta thấy một quy luật của sự vận động của Âm Dương Ngũ Hành. Con người khác cái máy ở chỗ con người tự cải thiện được chính mình thông qua lao động- học tập- giáo dục. Bản thân mình ăn vòng Âm- Long- Trực, có Kiếp Không lâm đến Phúc Tài, có đôi lúc rơi vào tình cảnh nguy khốn nhưng chưa bao giờ xa rời chính đạo, luôn nghĩ cho người trước khi nghĩ cho mình. Điều này không chỉ giải thích đơn thuần bằng tử vi được. Vì thế lá số tử vi cho ta thấy cái thế của bản thân trước vũ trụ, con đường (vận hạn) sẽ phải đi qua, còn đi qua thế nào, được hay không lại là do bản thân mình là chính. Lá số cũng cho ta thấy giới hạn của năng lực bản thân mình để ta làm những gì phù hợp, không đi quá giới hạn. Lá số cho ta thấy Thiên- Địa, còn chữ Nhân phải do chính bản thân ta tu dưỡng mà nên. (dichlydongphuong.vn)

2. (dichlydongphuong.vn) Gần cuối trang có đoạn luận bàn về Liêm Sát tại Mùi. Vậy trong 14 chính tinh đâu là ngọc châu quí giá? Sự lựa chọn bảo không ngoài Thiên TướngThiên Lương.

3. NHỊ HỢP: (dichlydongphuong.vn)
Điển hình 14 chính tinh cho thấy, trừ ra 4 sao có tư cách khẳng định, còn lại 10 sao trường hợp nào cũng nêu rõ âm dương liên lạc như hình với bóng
4 Sao không có nhị hợp:
Tử Vi: đầy đủ đức hạnh
Thất Sát: nông nổi quá mức
Thiên Tướng: uy dũng đến cùng
Cự Môn: đàm luận đanh thép
10 Sao có nhị hợp:
Thiên Phủ cặp đôi với Thái Dương
Vũ Khúc …Thái Âm
Thiên Lương …Liêm Trinh
Phá Quân …Thiên Cơ
Tham Lang … Thiên Đồng
Trường hợp nào Thiên Phủ cũng có Thái Dương đầy đủ ý nghĩa Thiên Phủ sáng suốt cương nhu tùy lúc Thái Dương đóng ở dương hay âm cung. Vũ Khúc luôn luôn sống nhu thuận theo Thái Âm lập nghiệp. Thiên Lương không những đôn hậu mà còn liêm chính. Phá Quân bất khuất còn có tài tổ chức. Tham Lang vọng tưởng nhưng biết hối cải. Trái lại Thái Dương, Thái Âm, Liêm Trinh, Thiên Cơ và Thiên Đồng cũng vậy, trường hợp nào nhị hợp cũng cặp kè bộ đôi với ý trung nhân như có ý nhắc nhở người có số cuộc đường dài (tràng sinh) phải dẫn dắt lấy mình cho hợp lý âm dương, đành rằng tam hợp chiếm phần chính, nhưng nhị hợp không thể quên. Trường đời đã cho thấy thói hư tật xấu dễ bành trướng, đức hạnh liêm chính thì khó nhập tâm. Nhìn vào địa bàn tướng số, những Liêm Tham, Vũ, Sát, Tử Tham đều đóng ở âm cung, dễ sinh xuất sang dương cung tiêm nhiễm nọc độc mà Cự Dương, Đồng Lương, Liêm Phủ rất chặt chẽ chỉ treo cao ảnh hưởng cho âm cung nhìn nhận.

Dec 1, 2008

Tử vi st (1)

- Tứ chính: Tý Ngọ Mão Dậu
- Tứ mộ: Thìn Tuất Sửu Mùi
- Tứ sinh: Dần Thân Tỵ Hợi

1. "Nhất trọc phá cửu thanh" = Một tướng xấu phá đi chín tướng tốt. (Phá tướng)

2. Sao Thiên Không và ảnh hưởng của sao Thiên Không trong một lá số tử vi.
* Khi nói đến Thiên Không, người ta thường xem đến Kiếp Sát (diendan.lyso.vn). Thiên Không thường đi kèm bộ Tam minh Đào Hồng Hỉ (Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Hỉ) và bộ Dương Tử Phúc (Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức).
- Phải hiểu được “vai trò THIÊN KHÔNG” trong tam hợp “Thiếu dương”? Tại sao THIÊN KHÔNG lại đứng trước THÁI TUẾ, biểu hiện ý nghĩa gì? Tác động như thế nào đối với người Thiếu dương?
- TỨ ĐỨC xuất hiện, có ý nghĩa và thực chất ra sao?
- TAM MINH Đào - Hồng - Hỷ có ý nghĩa gì đối với người Thiếu dương?
- KIẾP SÁT làm nhiệm vụ gì? và tác động của nó?
- Trước hết, ta khảo sát tính chất và ý nghĩa sao THIÊN KHÔNG? (chi tiết ngocphucduong.com)
  • "Thực chất THIÊN KHÔNG là SAO CHI , căn cứ vào quy luật an sao thì Thiên Không luôn luôn đứng cùng với Thiếu dương, và an trước Thái Tuế 1 cung."
3. Bốn loại tam hợp của vòng Thái Tuế - bốn hạng người (Thái Tuế; Tuế Phá; Thiếu Dương; Thiếu Âm):
* Tam hợp Thái Tuế (Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ). Biểu hiện: may mắn, hanh thông, thành đạt, vững vàng. Có thể tóm tắt: Người “Thái tuế” (tam hợp) là người có trách nhiệm, uy tín, làm hết mình, tự chủ, với thái độ thận trọng, chính đáng, vững vàng, quyết đoán. Biết hoà đồng, tạo uy tín, thu phục lòng người, chi phối được hoàn cảnh. Nên thành đạt, hanh thông và may mắn. (ngocphucduong.com)
* Tam hợp Tuế Phá (Tang Môn, Tuế Phá, Điếu Khách) (Tang Tuế Điếu).
* Tam hợp Thiếu Dương (Thiếu Dương, Tử Phù, Phúc Đức) (Dương Tử Phúc). Đây là tam hợp phức tạp nhất trong vòng Thái Tuế.
* Tam hợp Thiếu Âm (Thiếu Âm, Long Đức, Trực Phù). Đây là tam hợp thua thiệt nhất. Người Thiếu âm: không nên dục vọng ham muốn quá!(?). Tam hợp Thiếu âm, vốn dĩ luôn luôn bị ép mình, chịu đựng sự "thiệt thòi" do cách sống "nhân đức", nhẹ dạ, cả tin, dĩ hoà vi quý, kể cả mình làm cho người khác hưởng cũng được!(?). Và dù có thiệt thòi (Trực phù) nhưng vẫn phải sống nhân đức mới mong “thành quả “được. Do đó cổ nhân đã sắp xếp trước mắt Thiếu dương là Long đức, trước mắt Thiếu âm là Phúc đức và đi kèm với Tử phù là Nguyệt đức để đối chiếu với Trực phù!(?)

4. Người Thiếu Dương: Nói tóm lại, những bạn nào có bộ Thiếu Dương - Thiên Không thì hãy mừng về điều đó nhưng không được tự mãn đắc ý vì trong đời sẽ gặp những cơ may ưu đãi từ Thượng đế ban cho cao hơn phúc đức và tài năng thực sự của bạn đáng được hưởng theo luật công bằng. Cho nên muốn giữ được thành đạt và hạnh phúc cao hơn khung số đã định đó bạn phải nỗ lực hơn người bình thường về tu dưỡng đạo đức, tích lũy phúc đức và rèn luyện phát triển tài năng, còn không thì cho dù có cơ hội lên cao những tài phúc không xứng sẽ mất cân bằng bên trong và sẽ phải down xuống đó.
Đã trúng cách này thì có may mắn hơn đời nhưng bù lại phải trả giá là luôn luôn phải nỗ lực hơn người về mọi mặt, không thì luật công bằng sẽ đòi lại sự ưu đãi. (diendan.lyso.vn)
* Người thuộc phe Đào hoa (Thiếu dương) luôn có Thiên không đồng cung hoặc thế tam hợp, nghĩa là ông trời cho sự may mắn nhưng cuối cùng ông ấy cũng lấy lại (Thiên Không), bởi thế người đào hoa bị con Thiên Không quậy phá nên sự nghiệp khó mà bền vững được. Bởi thế ông trời mới bố trí thêm tam đức (thiên đức, nguyệt đức, phúc đức) để ám chỉ rằng, khi thành công phải lấy đức làm trọng, khi lạc lối thì quay đầu là bờ. (dichlydongphuong.vn)

Khi ta trình độ chưa cao, sự chín chắn trong suy nghĩ chưa có thì có thể những lời nói vô tình của chúng ta có thể làm tan nát cả 1 số phận con người, đây là nghiệp chướng mà chúng ta đã tạo nên và có ngày nào đó chúng ta sẽ nhận hậu quả. (VoPhong-nhantrachoc)

5. Luận về sao Thiên Không (tuvilyso.org):
* Tuổi tứ mã Dần Thân Tỵ Hợi: Thiên Không cùng cung Đào Hoa ở Tí Ngọ Mão Dậu.
Diễn giải: Sức mạnh của dục vọng (Đào Hoa) khiến bản năng (Thiên Không) thắng thánh tính (Thiếu Dương, tứ Đức). Cung có Thiên Không hết sức xung động, xấu nhiều tốt hiếm.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mã dễ gặp nhiều xung động hơn các tuổi khác.

* Tuổi tứ đào hoa Tý Ngọ Mão Dậu: Thiên Không độc thủ ở Thìn Tuất Sửu Mùi. Tuổi dương hợp Đào Hỉ (dương); tuổi âm hợp Đào Hồng (âm).
Diễn giải: Đây là cảnh tranh sáng tranh tối giữa bản năng (Thiên Không Đào Hồng Hỉ Sát) và thánh tính (Thiếu Dương tứ Đức). Rất tiếc con người thường thiên về bản năng thay vì thánh tính; nên vị trí này của Thiên Không thường ứng với sự không chân thật. Nhẹ thì thiếu chủ trương; cực đoan thì thủ đoạn, đạo đức giả.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ đào hoa nhiều duyên và lắm nợ hơn các tuổi khác.

* Tuổi tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi: Thiên Không ở Dần Thân Tỵ Hợi, cùng cung Kiếp Sát Cô Thần; tuổi dương thêm Hỉ chính cung Hồng chiếu; tuổi âm ngược lại. Một đặc điểm nữa là Đào Hoa (tam hợp Thiên Không) cùng cung với Nguyệt Đức, ứng với dục vọng đã được hóa giải.
Diễn giải: Đây là hoàn cảnh duy nhất mà các sao dính líu đến duyên nghiệp (Đào Hồng Hỉ Sát) chế hóa lẫn nhau; tạo cơ hội cho Tứ Đức tiếp tay với Thiếu Dương, lấn áp Thiên Không. Thế nên vị trí Thiên Không (lẽ ra trong trường hợp này phải gọi là Thiếu Dương) ứng với sự bao dung, hòa nhã. Đây ví như khung cảnh của một nhà chùa, rất thích hợp cho sự tu tâm dưỡng tính. Còn người tu có thành tựu hay không thì còn lệ thuộc nhiều yếu tố khác (Chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu v.v...)
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mộ dễ có cơ hội tu tâm dưỡng tánh hơn các tuổi khác.

Facebook Badge